Con đường ánh sáng Adatara

Con đường ánh sáng Adatara

Từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Chín, một thế giới ánh sáng huyền diệu sẽ được tạo ra tại Khu Trượt tuyết Adatara Kogen với 2 tỷ bóng đèn. Nhiều địa điểm lãng mạn ngập tràn ánh sáng sẽ được tạo ra thông qua những nét sáng tạo tài tình như "Đường hầm ánh sáng" xung quanh đường dây cáp, "Thảm hoa tỏa sáng" tại đỉnh núi.

Chi tiết địa điểm

Chi tiết địa điểm
Trang webhttp://www.adatara-resort.com/
Liên hệ

Văn phòng Du lịch Fujikyu Adatara Tourism

(+81) 243-24-2141

Bãi đỗ xe
  • Mùa hè
Bãi đỗ xeCó chỗ đậu xe miễn phí.
Phí vào cửaCáp treo có giá 1.300 yên cho người lớn; 800 yên cho trẻ em.
Access Details
Cách điNagatanagasaka, Thành phố Nihonmatsu, Tỉnh Fukushima
Xem đường đi
Cách đi

Mất 50 phút đi bằng xe buýt từ ga Nihonmatsu trên tuyến JR Tohoku Mất 30 phút đi bằng xe ô tô từ lối ra Nihonmatsu IC trên đường cao tốc Tohoku

Gần đó

The World Glassware Hall
Hoạt động ngoài trời

Trường Đua JRA Fukushima

Trường đua ngựa duy nhất của Hiệp hội Đua Ngựa Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Hãy hòa mình cùng không khí náo nức của các cuộc đua, với ba dịp tổ chức vào ba mùa trong năm (mùa Xuân, mùa Hè và mùa Đông), và Giải Tanabata truyền thống vào thường niên tháng Bảy. Trường đua có các khu vực khác riêng biệt dành cho trẻ em, trong đó có khu vui chơi và thể dục thể thao cho trẻ, khiến nơi đây trở thành một địa điểm tuyệt vời để du khách đến tham quan cùng gia đình.

The World Glassware Hall
Kinh nghiệm văn hóa

Kami-Kawasaki Washi (Giấy thủ công Nhật Bản sản xuất tại Kami-Kawasaki, Thành phố Nihonmatsu)

Kami-Kawasaki, sản xuất giấy thủ công truyền thống Nhật Bản trong hơn 1,000 năm. "Kami-Kawasaki Washi" (giấy thủ công Nhật) nổi tiếng với lịch sử hơn 1.000 năm hình thành. Nó được đặt tên là "Kami-Kawasakii Washi" bởi có nguồn gốc bắt đầu từ quận Kami-Kawasaki, Thành phố Nihonmatsu. Trong Thời kỳ Heian, nó được gọi là "Michinoku-gami" ("giấy làm ở Michinoku") và đã được sử dụng thường xuyên như giấy shoji (giấy cho cửa trượt). Nhiều người đã bị quyến rũ bởi vẻ đẹp ấm áp và giản dị của Kami-Kawasaki Washi. Dâu tằm giấy, một giống cây được sử dụng để làm ra giấy, cũng được trồng ở nơi đây. Phương pháp truyền thống, từ nuôi trồng các thành phần thô đến làm giấy, vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay. Điều này nhằm đảm bảo giấy thành phẩm có độ ấm sang trọng và tinh tế, đủ dày và bền. Ngày nay, một số dòng sản phẩm như giấy nhuộm, giấy folkcraft và giấy làm thủ công vẫn được sản xuất và tất cả đều được giữ lại kết cấu nguyên bản của loại giấy ngày xưa. Mặc dù nhu cầu cho loại giấy shoji ngày một giảm, nhưng vẫn có các nhu cầu cho các sản phẩm khác như giấy dán tường và giấy bọc đèn bàn. Bằng cách này, Kami-Kawasaki Washi góp một phần nhỏ vào đời sống hàng ngày của chúng ta.

The World Glassware Hall
Sự kiện

Taimatsu Akashi

Với chiều dài lịch sử kéo dài hơn 400 năm, Taimatsu Akashi là một trong ba lễ hội lửa lớn tại Nhật Bản. Khi màn đêm buông xuống và những ngọn lửa được thắp bùng lên rực rỡ khắp nơi trên quảng trường, các nhóm học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ diễu hành qua thị trấn mang theo 30 ngọn đuốc gỗ dài 8 mét có tên là Hon-taimatsu do chính họ làm ra , theo sau là một nhóm thanh niên mang theo ngọn đuốc gỗ khổng lồ tên là Dai-taimatsu (dài 10 mét và nặng khoảng 3 tấn), và một nhóm phụ nữ mang theo một ngọn đuốc gỗ nhỏ hơn gọi là Hime-taimatsu (dài 6 mét và nặng 1 tấn). Những ngọn đuốc này sẽ được rước lên đỉnh Núi Goro. Ngoài ra còn có một khung gỗ tái hiện cảnh Thành Sukagawa xưa kia và một nhóm các chiến binh samurai. Khi các tay trống từ Oushu Sukagawa Taimatsu-Daiko Hozonkai bắt đầu đánh trống Taimatsu-Daiko, những ngọn đuốc và khung gỗ sẽ được thắp lên bằng ngọn lửa thiêng liêng được rước bởi một nhóm người chạy từ Đền Nikaido. Cả ngọn núi trông như đang bốc cháy. Sự kết hợp giữa lửa và tiếng trống gợi nhớ lại những ngày xưa kia trong thời Chiến Quốc. Trong những năm gần đây, sự kiện truyền thống này đã trở nên nổi tiếng khi các hiệp hội khu phố, học sinh tiểu học địa phương và khách du lịch cùng tham gia diễu hành đến Núi Goro, mỗi người mang theo một cây đuốc mỏng gọi là Sho-taimatsu (đường kính 10 cm).

Có thể bạn cũng thích

Lễ Hội Fukushima Waraji
Sự kiện

Lễ Hội Fukushima Waraji

Lễ hội mùa hè địa phương tại thành phố Fukushima "Fukushima Waraji Matsuri" bắt đầu vào năm 1970. Người ta nói rằng, mặc dù mới được tổ chức, lễ hội này có nguồn gốc từ một sự kiện truyền thống thời Edo có tên là 'Akatsuki-mairi' (hay Đám rước Bình minh trên núi Shinobu). Trong các buổi tối lễ hội, người dân địa phương sẽ diễu hành một chiếc dép bằng rơm khổng lồ (được gọi là waraji) dọc theo Đường 13. Đám rước này được nối đuôi bởi nhiều nhóm khác nhau, biểu diễn các điệu nhảy xung quanh thị trấn. Vào đêm đầu tiên, lễ hội sẽ tràn ngập âm nhạc của Thời Showa, trong khi các bài hát trong đêm thứ hai sẽ mang âm hưởng tươi vui và hiện đại. Waraji nặng khoảng 2 tấn, dài 12 mét và được cho là một trong những chiếc dép lớn nhất Nhật Bản. Vào tháng 2 hàng năm, người dân địa phương theo truyền thống sẽ cống hiến waraji cho đền Haguro trên núi Shinobu để cầu một đôi chân khỏe mạnh.

Taimatsu Akashi
Sự kiện

Taimatsu Akashi

Với chiều dài lịch sử kéo dài hơn 400 năm, Taimatsu Akashi là một trong ba lễ hội lửa lớn tại Nhật Bản. Khi màn đêm buông xuống và những ngọn lửa được thắp bùng lên rực rỡ khắp nơi trên quảng trường, các nhóm học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ diễu hành qua thị trấn mang theo 30 ngọn đuốc gỗ dài 8 mét có tên là Hon-taimatsu do chính họ làm ra , theo sau là một nhóm thanh niên mang theo ngọn đuốc gỗ khổng lồ tên là Dai-taimatsu (dài 10 mét và nặng khoảng 3 tấn), và một nhóm phụ nữ mang theo một ngọn đuốc gỗ nhỏ hơn gọi là Hime-taimatsu (dài 6 mét và nặng 1 tấn). Những ngọn đuốc này sẽ được rước lên đỉnh Núi Goro. Ngoài ra còn có một khung gỗ tái hiện cảnh Thành Sukagawa xưa kia và một nhóm các chiến binh samurai. Khi các tay trống từ Oushu Sukagawa Taimatsu-Daiko Hozonkai bắt đầu đánh trống Taimatsu-Daiko, những ngọn đuốc và khung gỗ sẽ được thắp lên bằng ngọn lửa thiêng liêng được rước bởi một nhóm người chạy từ Đền Nikaido. Cả ngọn núi trông như đang bốc cháy. Sự kết hợp giữa lửa và tiếng trống gợi nhớ lại những ngày xưa kia trong thời Chiến Quốc. Trong những năm gần đây, sự kiện truyền thống này đã trở nên nổi tiếng khi các hiệp hội khu phố, học sinh tiểu học địa phương và khách du lịch cùng tham gia diễu hành đến Núi Goro, mỗi người mang theo một cây đuốc mỏng gọi là Sho-taimatsu (đường kính 10 cm).

Lễ hội Usokae
Sự kiện

Lễ hội Usokae

Tại lễ hội Uso-kae ở Iizaka Onsen, du khách có thể mua những chú chim may mắn làm bằng gỗ được chạm khắc bằng tay có tên là ‘Uso-kae’. ‘Uso-kae’, nghĩa là ‘đảo ngược lời nói dối’. Du khách mua một con chim Uso-kae phải nghĩ đến một 'lời nói dối' - tức là điều mà họ không muốn xảy ra - điều này sẽ được chú chim đổi lại thành lời may mắn để cầu cho rằng điều đó không xảy ra cho tới cuối năm. Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng ‘Tôi sẽ không đỗ kỳ thi trên trường’ khi mua chim và đến cuối năm, con chim sẽ giúp bạn vượt qua được bài thi đó! Đây là một lễ hội địa phương độc đáo và những chú chim Uso-kae được chạm khắc bằng tay cũng là những món quà rất đẹp!

Top