Chợ Daruma Shirakawa

Chợ Daruma Shirakawa

Hãy chọn cho mình một con daruma đặc biệt tại Chợ Daruman Shirakawa Phiên chợ Daruma Shirakawa năm tới sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng 2 tại Thành phố Shirakawa. Vào ngày này, các quầy hàng bán búp bê Daruma với đủ hình dạng và kích cỡ sẽ trải dài 1.5km dọc các con phố lớn. Khu chợ sôi động, thú vị này được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày chào đời của búp bê Daruma Shirakawa – vốn có bộ dạng đặc biệt với đôi lông mày phụng, ria mép rùa, râu quai nón được làm bằng tre, và đôi má tròn hồng hồng làm từ cành thông và cành mận.

Chi tiết địa điểm

Chi tiết địa điểm
Liên hệ

Hiệp hội Sản phẩm Địa phương & Du lịch Shirakawa

Bãi đỗ xe
  • Mùa đông
Giờ mở cửa

Từ: 11-02-2021<br>Cho đến: 11-02-2021

Thông tin liên quanThời gian
Ngày 11 tháng Hai 2018, 9:00-19:30
Access Details
Cách điTỉnh Fukushima Thành phố Shirakawa Tenjin-machi Naka-machi Hon-machi
Xem đường đi
Cách đi

Gần Ga JR Shirakawa (Tuyến chính JR Tohoku)

Gần đó

The World Glassware Hall
Sự kiện

Kohata Hata Matsuri (Lễ Hội Cờ Kohata)

Lễ hội được tổ chức hàng năm Kohata Hata Matsuri (Lễ hội Cờ Kohata) là 1 trong 3 lễ hội chính ở Nhật Bản tập trung vào cuộc diễu hành đầy hùng tráng của những lá cờ lớn. Lễ hội này được coi là một Tài Sản Văn Hóa Dân Gian Phi Vật Thể Quan Trọng của Nhật Bản, có lịch sử tổ chức trong hơn 960 năm. Năm màu của những lá cờ có màu sắc rực rỡ vươn lên bầu trời tạo nên các khung cảnh đẹp tuyệt vời.

The World Glassware Hall
Sự kiện

Lễ hội Usokae

Tại lễ hội Uso-kae ở Iizaka Onsen, du khách có thể mua những chú chim may mắn làm bằng gỗ được chạm khắc bằng tay có tên là ‘Uso-kae’. ‘Uso-kae’, nghĩa là ‘đảo ngược lời nói dối’. Du khách mua một con chim Uso-kae phải nghĩ đến một 'lời nói dối' - tức là điều mà họ không muốn xảy ra - điều này sẽ được chú chim đổi lại thành lời may mắn để cầu cho rằng điều đó không xảy ra cho tới cuối năm. Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng ‘Tôi sẽ không đỗ kỳ thi trên trường’ khi mua chim và đến cuối năm, con chim sẽ giúp bạn vượt qua được bài thi đó! Đây là một lễ hội địa phương độc đáo và những chú chim Uso-kae được chạm khắc bằng tay cũng là những món quà rất đẹp!

The World Glassware Hall
Sự kiện

Taimatsu Akashi

Với chiều dài lịch sử kéo dài hơn 400 năm, Taimatsu Akashi là một trong ba lễ hội lửa lớn tại Nhật Bản. Khi màn đêm buông xuống và những ngọn lửa được thắp bùng lên rực rỡ khắp nơi trên quảng trường, các nhóm học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ diễu hành qua thị trấn mang theo 30 ngọn đuốc gỗ dài 8 mét có tên là Hon-taimatsu do chính họ làm ra , theo sau là một nhóm thanh niên mang theo ngọn đuốc gỗ khổng lồ tên là Dai-taimatsu (dài 10 mét và nặng khoảng 3 tấn), và một nhóm phụ nữ mang theo một ngọn đuốc gỗ nhỏ hơn gọi là Hime-taimatsu (dài 6 mét và nặng 1 tấn). Những ngọn đuốc này sẽ được rước lên đỉnh Núi Goro. Ngoài ra còn có một khung gỗ tái hiện cảnh Thành Sukagawa xưa kia và một nhóm các chiến binh samurai. Khi các tay trống từ Oushu Sukagawa Taimatsu-Daiko Hozonkai bắt đầu đánh trống Taimatsu-Daiko, những ngọn đuốc và khung gỗ sẽ được thắp lên bằng ngọn lửa thiêng liêng được rước bởi một nhóm người chạy từ Đền Nikaido. Cả ngọn núi trông như đang bốc cháy. Sự kết hợp giữa lửa và tiếng trống gợi nhớ lại những ngày xưa kia trong thời Chiến Quốc. Trong những năm gần đây, sự kiện truyền thống này đã trở nên nổi tiếng khi các hiệp hội khu phố, học sinh tiểu học địa phương và khách du lịch cùng tham gia diễu hành đến Núi Goro, mỗi người mang theo một cây đuốc mỏng gọi là Sho-taimatsu (đường kính 10 cm).

Có thể bạn cũng thích

Lễ Hội Fukushima Waraji
Sự kiện

Lễ Hội Fukushima Waraji

Lễ hội mùa hè địa phương tại thành phố Fukushima "Fukushima Waraji Matsuri" bắt đầu vào năm 1970. Người ta nói rằng, mặc dù mới được tổ chức, lễ hội này có nguồn gốc từ một sự kiện truyền thống thời Edo có tên là 'Akatsuki-mairi' (hay Đám rước Bình minh trên núi Shinobu). Trong các buổi tối lễ hội, người dân địa phương sẽ diễu hành một chiếc dép bằng rơm khổng lồ (được gọi là waraji) dọc theo Đường 13. Đám rước này được nối đuôi bởi nhiều nhóm khác nhau, biểu diễn các điệu nhảy xung quanh thị trấn. Vào đêm đầu tiên, lễ hội sẽ tràn ngập âm nhạc của Thời Showa, trong khi các bài hát trong đêm thứ hai sẽ mang âm hưởng tươi vui và hiện đại. Waraji nặng khoảng 2 tấn, dài 12 mét và được cho là một trong những chiếc dép lớn nhất Nhật Bản. Vào tháng 2 hàng năm, người dân địa phương theo truyền thống sẽ cống hiến waraji cho đền Haguro trên núi Shinobu để cầu một đôi chân khỏe mạnh.

Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu
Sự kiện

Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu

Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu được tổ chức vào thứ bảy, chủ nhật và thứ hai đầu tiên của tháng 10 hàng năm.Ngày đáng chú ý nhất của lễ hội là lễ rước kiệu xe diễn ra vào tối thứ bảy, tối đầu tiên của lễ hội. 7 chiếc kiệu xe được trang trí bằng đèn lồng cùng nhau hội tụ từ khắp thành phố . Người dân địa phương chơi trống trên những chiếc kiệu xe và diễu hành qua các đường phố của thành phố Nihonmatsu, khiến đường phố tràn ngập âm nhạc lễ hội. Điểm đến cuối cùng của những chiếc kiệu xe là đền thờ Thần đạo Nihonmatsu.Đừng bỏ lỡ cảnh tượng ngoạn mục của 3.000 chiếc đèn lồng gắn trên kiệu xe thắp sáng bầu trời đêm. Ngày thứ 2, sẽ có 7 gian hàng là kiệu xe đèn lồng rải rác khắp thành phố, đến ngày thứ 3 sẽ được chia thành hai nhóm gồm 3 và 4 gian hàng kiệu xe đèn lồng đi vòng quanh thành phốNguồn gốc của lễ hội này bắt nguồn từ năm 1643 (năm Kanei 20), khi Niwa Mitsushige, cháu trai của Niwa Nagahide, một trọng thần của Oda Nobunaga, trở thành lãnh chúa của phiên Nihonmatsu. Lãnh chúa Mitsushige cho rằng việc nuôi dưỡng lòng tín ngưỡng vào người dân trong phiên của mình sẽ dẫn đến sự cai trị tốt nên đã xây dựng Đền thờ Thần đạo Nihonmatsu vào năm sau đó. Đền thờ Thần đạo này được mở ra như một nơi mà tất cả người dân trong phiên có thể tự do viếng đền và người ta kể rằng tại lễ hội đầu tiên, những người trẻ tuổi từ Honmachi và Kametani đã khiêng kiệu đi diễu hành. Đương thời, trong bối cảnh chế độ giai cấp nghiêm ngặt, sáng kiến này cực kỳ tiến bộ trong việc khuyến khích tín ngưỡng đến đông đảo người dân trong phiên.Kết quả là, người dân trong phiên rất tôn kính Mitsushige, và lễ hội tập trung vào các điệu nhảy, cuối cùng đã phát triển thành một sự kiện lớn sử dụng các đài trống và đèn lồng. Truyền thống này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và đã trở thành một sự kiện quan trọng đối với người dân địa phương, với một quang cảnh đầy huyễn tưởng thắp sáng bầu trời đêm. 

Lễ hội Pháo hoa Fukushima
Sự kiện

Lễ hội Pháo hoa Fukushima

Lễ hội Pháo hoa Fukushima là niềm tự hào của người dân địa phương tỉnh Fukushima. Các bông pháo hoa với các kích cỡ và phong cách khác nhau sẽ lần lượt được bắn lên nền trời. Cuối cùng, khoảng 8000 bông pháo sẽ được mọi người tự bắn lên trời trong suốt lễ hội. Ngoài khung cảnh tuyệt đẹp, lễ hội này còn được tổ chức để xua tan bệnh tật và để ước nguyện những điều tốt lành!

Taimatsu Akashi
Sự kiện

Taimatsu Akashi

Với chiều dài lịch sử kéo dài hơn 400 năm, Taimatsu Akashi là một trong ba lễ hội lửa lớn tại Nhật Bản. Khi màn đêm buông xuống và những ngọn lửa được thắp bùng lên rực rỡ khắp nơi trên quảng trường, các nhóm học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ diễu hành qua thị trấn mang theo 30 ngọn đuốc gỗ dài 8 mét có tên là Hon-taimatsu do chính họ làm ra , theo sau là một nhóm thanh niên mang theo ngọn đuốc gỗ khổng lồ tên là Dai-taimatsu (dài 10 mét và nặng khoảng 3 tấn), và một nhóm phụ nữ mang theo một ngọn đuốc gỗ nhỏ hơn gọi là Hime-taimatsu (dài 6 mét và nặng 1 tấn). Những ngọn đuốc này sẽ được rước lên đỉnh Núi Goro. Ngoài ra còn có một khung gỗ tái hiện cảnh Thành Sukagawa xưa kia và một nhóm các chiến binh samurai. Khi các tay trống từ Oushu Sukagawa Taimatsu-Daiko Hozonkai bắt đầu đánh trống Taimatsu-Daiko, những ngọn đuốc và khung gỗ sẽ được thắp lên bằng ngọn lửa thiêng liêng được rước bởi một nhóm người chạy từ Đền Nikaido. Cả ngọn núi trông như đang bốc cháy. Sự kết hợp giữa lửa và tiếng trống gợi nhớ lại những ngày xưa kia trong thời Chiến Quốc. Trong những năm gần đây, sự kiện truyền thống này đã trở nên nổi tiếng khi các hiệp hội khu phố, học sinh tiểu học địa phương và khách du lịch cùng tham gia diễu hành đến Núi Goro, mỗi người mang theo một cây đuốc mỏng gọi là Sho-taimatsu (đường kính 10 cm).

Top