Chùa Korinn (Chùa cẩm tú cầu)

Chùa Korinn (Chùa cẩm tú cầu)

Chùa Korinji, còn được gọi là Chùa Cẩm Tú Cầu, là nơi có khoảng 20 loại hoa cẩm tú cầu. Nhiều khách du lịch ghé thăm nơi đây hàng năm chỉ để ngắm những bông hoa màu xanh, tím và hồng tuyệt đẹp nở rộ từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7.

Chi tiết địa điểm

Chi tiết địa điểm
Trang webhttp://www.nihonmatsu-kanko.jp/?p=319(Japanese)
Liên hệ

Liên đoàn Du lịch Nihonmatsu

(+81) 243-55-5122

Bãi đỗ xe
  • Mùa hè
Access Details
Cách đi1 Aza-Nishida, Oota, Thành phố Nihonmatsu, Tỉnh Fukushima.<br>
Xem đường đi
Cách đi

Bằng ô tô: 25 phút từ lối ra Nihonmatsu I.C. ra khỏi Cao tốc Tohoku

Gần đó

The World Glassware Hall
Sự kiện

Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu

Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu được tổ chức vào thứ bảy, chủ nhật và thứ hai đầu tiên của tháng 10 hàng năm.Ngày đáng chú ý nhất của lễ hội là lễ rước kiệu xe diễn ra vào tối thứ bảy, tối đầu tiên của lễ hội. 7 chiếc kiệu xe được trang trí bằng đèn lồng cùng nhau hội tụ từ khắp thành phố . Người dân địa phương chơi trống trên những chiếc kiệu xe và diễu hành qua các đường phố của thành phố Nihonmatsu, khiến đường phố tràn ngập âm nhạc lễ hội. Điểm đến cuối cùng của những chiếc kiệu xe là đền thờ Thần đạo Nihonmatsu.Đừng bỏ lỡ cảnh tượng ngoạn mục của 3.000 chiếc đèn lồng gắn trên kiệu xe thắp sáng bầu trời đêm. Ngày thứ 2, sẽ có 7 gian hàng là kiệu xe đèn lồng rải rác khắp thành phố, đến ngày thứ 3 sẽ được chia thành hai nhóm gồm 3 và 4 gian hàng kiệu xe đèn lồng đi vòng quanh thành phốNguồn gốc của lễ hội này bắt nguồn từ năm 1643 (năm Kanei 20), khi Niwa Mitsushige, cháu trai của Niwa Nagahide, một trọng thần của Oda Nobunaga, trở thành lãnh chúa của phiên Nihonmatsu. Lãnh chúa Mitsushige cho rằng việc nuôi dưỡng lòng tín ngưỡng vào người dân trong phiên của mình sẽ dẫn đến sự cai trị tốt nên đã xây dựng Đền thờ Thần đạo Nihonmatsu vào năm sau đó. Đền thờ Thần đạo này được mở ra như một nơi mà tất cả người dân trong phiên có thể tự do viếng đền và người ta kể rằng tại lễ hội đầu tiên, những người trẻ tuổi từ Honmachi và Kametani đã khiêng kiệu đi diễu hành. Đương thời, trong bối cảnh chế độ giai cấp nghiêm ngặt, sáng kiến này cực kỳ tiến bộ trong việc khuyến khích tín ngưỡng đến đông đảo người dân trong phiên.Kết quả là, người dân trong phiên rất tôn kính Mitsushige, và lễ hội tập trung vào các điệu nhảy, cuối cùng đã phát triển thành một sự kiện lớn sử dụng các đài trống và đèn lồng. Truyền thống này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và đã trở thành một sự kiện quan trọng đối với người dân địa phương, với một quang cảnh đầy huyễn tưởng thắp sáng bầu trời đêm. 

The World Glassware Hall
Sự kiện

Chợ Daruma Shirakawa

Hãy chọn cho mình một con daruma đặc biệt tại Chợ Daruman Shirakawa Phiên chợ Daruma Shirakawa năm tới sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng 2 tại Thành phố Shirakawa. Vào ngày này, các quầy hàng bán búp bê Daruma với đủ hình dạng và kích cỡ sẽ trải dài 1.5km dọc các con phố lớn. Khu chợ sôi động, thú vị này được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày chào đời của búp bê Daruma Shirakawa – vốn có bộ dạng đặc biệt với đôi lông mày phụng, ria mép rùa, râu quai nón được làm bằng tre, và đôi má tròn hồng hồng làm từ cành thông và cành mận.

The World Glassware Hall
Kinh nghiệm văn hóa

Kami-Kawasaki Washi (Giấy thủ công Nhật Bản sản xuất tại Kami-Kawasaki, Thành phố Nihonmatsu)

Kami-Kawasaki, sản xuất giấy thủ công truyền thống Nhật Bản trong hơn 1,000 năm. "Kami-Kawasaki Washi" (giấy thủ công Nhật) nổi tiếng với lịch sử hơn 1.000 năm hình thành. Nó được đặt tên là "Kami-Kawasakii Washi" bởi có nguồn gốc bắt đầu từ quận Kami-Kawasaki, Thành phố Nihonmatsu. Trong Thời kỳ Heian, nó được gọi là "Michinoku-gami" ("giấy làm ở Michinoku") và đã được sử dụng thường xuyên như giấy shoji (giấy cho cửa trượt). Nhiều người đã bị quyến rũ bởi vẻ đẹp ấm áp và giản dị của Kami-Kawasaki Washi. Dâu tằm giấy, một giống cây được sử dụng để làm ra giấy, cũng được trồng ở nơi đây. Phương pháp truyền thống, từ nuôi trồng các thành phần thô đến làm giấy, vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay. Điều này nhằm đảm bảo giấy thành phẩm có độ ấm sang trọng và tinh tế, đủ dày và bền. Ngày nay, một số dòng sản phẩm như giấy nhuộm, giấy folkcraft và giấy làm thủ công vẫn được sản xuất và tất cả đều được giữ lại kết cấu nguyên bản của loại giấy ngày xưa. Mặc dù nhu cầu cho loại giấy shoji ngày một giảm, nhưng vẫn có các nhu cầu cho các sản phẩm khác như giấy dán tường và giấy bọc đèn bàn. Bằng cách này, Kami-Kawasaki Washi góp một phần nhỏ vào đời sống hàng ngày của chúng ta.

Có thể bạn cũng thích

Đền Takayashiki Inari
Lịch sử & Văn hóa

Đền Takayashiki Inari

Nằm ngay phía đông thành phố Koriyama, đền Takyashiki Inari là một trong những quần thể đền thờ nổi bật nhất của Fukushima. Ngôi đền có hơn một trăm cổng torii màu đỏ xếp theo từng dãy cầu thang dẫn đến tòa nhà đền chính, nơi có cả cổng torii bằng đá cẩm thạch màu xám ở phía sau và một hồ cá koi nhỏ. Một đàn gà của một chuồng gà gần đó đi lại tự do quanh khuôn viên vào ban ngày. Ngôi đền này là đền thờ cáo inari rất đặc biệt nhờ vô số bức tượng cáo, mỗi bức tượng đại diện cho một sứ giả của thần Inari, được cho là vị thần bảo vệ người nông dân trồng lúa.Bạn có thể tham quan miễn phí khuôn viên đền thờ và phóng tầm mắt ra quang cảnh vùng nông thôn đẹp đẽ xung quanh.

Đền Okitsushima
Lịch sử & Văn hóa

Đền Okitsushima

Như một viên ngọc ẩn mình, Đền Okitsushima tại Núi Kohata là một địa điểm hoàn hảo cho những du khách muốn tìm kiếm một nơi yên bình, mang tính tâm linh để thăm quan. Câu chuyện đặc biệt về đền Okitsushima bắt đầu khi Masamune thiêu rụi Núi Kohata để bình địa khu vực vào Thời đại Tensho (1563-1593), nhưng lại không thể phá hủy được kiến trúc ba tầng của đền. Ba nữ thần chính của Thần đạo - có tên là Công chúa Tagori, Công chúa Tagitsu, Công chúa Ichikishima – đều được thờ phượng tại đền thờ này. Ba nữ thần này được cho là con gái của nữ thần mặt trời Amaterasu, vị thần chính trong Thần đạo. Không chỉ có Thần đạo, ngôi đền còn thờ cả Phật giáo. Đặc biệt, Phật bà Nhật Bản có tên là ‘Benten sama’ cũng được thờ phụng trên Núi Kohata. Bất chấp những sự hỗn loạn khiến người dân mất niềm tin vào Phật giáo trong Thời đại Meiji, đức tin mãnh liệt vào Benten sama - vị thần bình an, may mắn, trí huệ và hôn nhân của Phật giáo - vẫn được tiếp tục duy trì cho đến ngày nay. Lễ hội Cờ Kohata, được coi là một tài sản văn hóa dân gian phi vật thể quan trọng của Nhật Bản, được tổ chức hàng năm vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 12 tại Núi Kohata.

Fukushima Minka-en
Lịch sử & Văn hóa

Fukushima Minka-en

Các công trình truyền thống từ phía bắc Fukushima được xây dựng từ giữa thời Edo đến Meiji (1700 - 1912) - gồm có nhà hàng, nhà riêng, nhà kho, và thậm chí là một nhà hát - giờ đây đã được chuyển đến Công viên kiến trúc lịch sử thành phố Fukushima, hay còn được biết đến với cái tên địa phương là‘Minkaen’.Tại Minkaen, những toà nhà này được phục chế và trưng bày trước công chúng, cùng với một loạt những đồ tạo tác và các công cụ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày thời kỳ trước.Bên cạnh đó, các sự kiện đặc biệt như trình diễn và hướng dẫn làm kiếm được tổ chức hàng năm để kỷ niệm và quảng bá cho các kỹ thuật và nghề thủ công truyền thống.Liên kết hữu íchCông viên Thể thao AzumaNgôi Làng Bốn Mùa

Top