Đền Takayashiki Inari

Đền Takayashiki Inari

Nằm ngay phía đông thành phố Koriyama, đền Takyashiki Inari là một trong những quần thể đền thờ nổi bật nhất của Fukushima. Ngôi đền có hơn một trăm cổng torii màu đỏ xếp theo từng dãy cầu thang dẫn đến tòa nhà đền chính, nơi có cả cổng torii bằng đá cẩm thạch màu xám ở phía sau và một hồ cá koi nhỏ. Một đàn gà của một chuồng gà gần đó đi lại tự do quanh khuôn viên vào ban ngày. Ngôi đền này là đền thờ cáo inari rất đặc biệt nhờ vô số bức tượng cáo, mỗi bức tượng đại diện cho một sứ giả của thần Inari, được cho là vị thần bảo vệ người nông dân trồng lúa.

Bạn có thể tham quan miễn phí khuôn viên đền thờ và phóng tầm mắt ra quang cảnh vùng nông thôn đẹp đẽ xung quanh.

Chi tiết địa điểm

Chi tiết địa điểm
Giờ mở cửa

9 giờ sáng - 5 giờ chiều hàng ngày

Access Details
Cách điTakayashiki-281 Shiraiwamachi, Koriyama, Fukushima 963-0662
Xem đường đi
Cách đi

14 phút lái xe từ ga Koriyama

Ga Koriyama → Đi tàu địa phương 5 phút đến ga Mogi → Đi bộ 35 phút

Gần đó

The World Glassware Hall
Hoạt động giải trí với tuyết

Khu Nghỉ Dưỡng Trượt Tuyết Grandee Hatoriko

Khu nghỉ Grandee có nhiều đường trượt với dốc thoai thoải cho người mới bắt đầu chơi và nhóm trượt tuyết gia đình hoàn toàn yên tâm khi trượt từ trên đỉnh núi xuống. Trên triền dốc chính có công viên tuyết, bạn có thể trình diễn những kỹ thuật và những cú nhảy tuyệt vời nhất của mình tại đây. Các đường lượn sóng, chướng ngại vật nhỏ (mini-kickers) và các trang bị khác có trong các khóa sẽ đem tới cho bạn những thử thách nho nhỏ để luyện tập trên đường trượt của mình. Grandee cũng có hai băng tải bộ di động do vậy người mới bắt đầu chơi trượt tuyết hay trượt ván tuyết có thể tiến bộ nhanh chóng. Khu vực dành cho người mới bắt đầu chơi được phân cách bằng một tấm lưới giúp đảm bảo an toàn cho cả trẻ nhỏ.

The World Glassware Hall
Sự kiện

Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu

Lễ hội đèn lồng Nihonmatsu được tổ chức vào thứ bảy, chủ nhật và thứ hai đầu tiên của tháng 10 hàng năm.Ngày đáng chú ý nhất của lễ hội là lễ rước kiệu xe diễn ra vào tối thứ bảy, tối đầu tiên của lễ hội. 7 chiếc kiệu xe được trang trí bằng đèn lồng cùng nhau hội tụ từ khắp thành phố . Người dân địa phương chơi trống trên những chiếc kiệu xe và diễu hành qua các đường phố của thành phố Nihonmatsu, khiến đường phố tràn ngập âm nhạc lễ hội. Điểm đến cuối cùng của những chiếc kiệu xe là đền thờ Thần đạo Nihonmatsu.Đừng bỏ lỡ cảnh tượng ngoạn mục của 3.000 chiếc đèn lồng gắn trên kiệu xe thắp sáng bầu trời đêm. Ngày thứ 2, sẽ có 7 gian hàng là kiệu xe đèn lồng rải rác khắp thành phố, đến ngày thứ 3 sẽ được chia thành hai nhóm gồm 3 và 4 gian hàng kiệu xe đèn lồng đi vòng quanh thành phốNguồn gốc của lễ hội này bắt nguồn từ năm 1643 (năm Kanei 20), khi Niwa Mitsushige, cháu trai của Niwa Nagahide, một trọng thần của Oda Nobunaga, trở thành lãnh chúa của phiên Nihonmatsu. Lãnh chúa Mitsushige cho rằng việc nuôi dưỡng lòng tín ngưỡng vào người dân trong phiên của mình sẽ dẫn đến sự cai trị tốt nên đã xây dựng Đền thờ Thần đạo Nihonmatsu vào năm sau đó. Đền thờ Thần đạo này được mở ra như một nơi mà tất cả người dân trong phiên có thể tự do viếng đền và người ta kể rằng tại lễ hội đầu tiên, những người trẻ tuổi từ Honmachi và Kametani đã khiêng kiệu đi diễu hành. Đương thời, trong bối cảnh chế độ giai cấp nghiêm ngặt, sáng kiến này cực kỳ tiến bộ trong việc khuyến khích tín ngưỡng đến đông đảo người dân trong phiên.Kết quả là, người dân trong phiên rất tôn kính Mitsushige, và lễ hội tập trung vào các điệu nhảy, cuối cùng đã phát triển thành một sự kiện lớn sử dụng các đài trống và đèn lồng. Truyền thống này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và đã trở thành một sự kiện quan trọng đối với người dân địa phương, với một quang cảnh đầy huyễn tưởng thắp sáng bầu trời đêm. 

The World Glassware Hall
Sự kiện

Lễ hội Pháo hoa Fukushima

Lễ hội Pháo hoa Fukushima là niềm tự hào của người dân địa phương tỉnh Fukushima. Các bông pháo hoa với các kích cỡ và phong cách khác nhau sẽ lần lượt được bắn lên nền trời. Cuối cùng, khoảng 8000 bông pháo sẽ được mọi người tự bắn lên trời trong suốt lễ hội. Ngoài khung cảnh tuyệt đẹp, lễ hội này còn được tổ chức để xua tan bệnh tật và để ước nguyện những điều tốt lành!

Có thể bạn cũng thích

Đền Yamamoto Fudoson
Lịch sử & Văn hóa

Đền Yamamoto Fudoson

Chùa Yamamoto Fudoson được xây dựng cách đây hơn 1000 năm trong hang đá. Bạn có thể đến ngôi chùa bằng cách băng qua con đường rợp bóng cây tuyết tùng Nhật Bản hàng thế kỷ và leo lên cầu thang đá 130 bậc. Hang động nằm trong khuôn viên chùa Yamamoto Fudoson là nơi thờ Phật. Chùa Yamamoto Fudoson nằm trong Công viên Yamamoto. Công viên này giữa một thung lũng - 5 km trong đó được chỉ định là Công viên Tự nhiên Tỉnh Okukuji. Đây là địa điểm tuyệt vời để ngắm hoa quanh năm, và cũng là địa điểm ngắm lá thu.

Kyu Horikiri-tei
Lịch sử & Văn hóa

Kyu Horikiri-tei

Kyu Horikiri-tei là khu đất mang đậm tính lịch sử. Được xây dựng vào năm 1775, nơi đây được xây dựng đã liên tục kể từ Thời kỳ Edo bởi những nông dân và thương gia giàu có. Khu nghỉ dưỡng bao gồm những căn nhà kho lớn và lâu đời nhất, được gọi là Jukken Kura, cũng như một ngôi nhà trang viên truyền thống Nhật Bản.Trong khuôn viên có khu bồn tắm chân. Bạn có thể thư giãn với “kakenagashi” (dòng nước liên tục chảy) trong lúc nhìn ngắm khu vườn xinh đẹp. Người dùng xe lăn cũng có thể sử dụng hoạt động giải trí này. Nhằm thể hiện lòng hiếu khách của người Nhật Bản, địa điểm này cung cấp hướng dẫn viên tình nguyện. Những bạn hướng dẫn viên này không chỉ là chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử của Kyu Horikiri-tei, mà còn am hiểu về lịch sử Iizaka và các phong tục địa phương. Họ có thể hướng dẫn bạn thông qua các địa điểm tham quan.Liên kết hữu íchSuối Nước Nóng Iizaka OnsenLễ hội Đấu vật Iizaka

Lịch sử & Văn hóa

Cửa hàng Hashimoto Butsugu-Chokoku

 Hashimoto Butsugu-Chokoku Ten (Cửa hàng điêu khắc Phật giáo Hashimoto) đã được xây dựng hơn 160 năm. Tại đây, du khách có thể tham gia vào trải nghiệm độc đáo tự làm cho mình một đôi đũa sơn mài. Với sự hướng dẫn cẩn thận, du khách có thể tự làm cho mình một đôi đũa độc nhất vô nhị. Cơ sở này còn bán nhiều sản phẩm sơn mài mỹ nghệ khác như đồ dùng nhà bếp, đồ sành sứ đến các loại mặt nạ để trang trí hoặc dùng trong các lễ hội. Hội thảo làm đũa với phí tham gia là 2.500 yên/người rất phổ biến với các đoàn khách. Ngay cả trẻ em (từ 12 tuổi trở lên) cũng có thể tự trải nghiệm với sự giám sát của người lớn và sự hướng dẫn của giáo viên. Ngoài ra còn có các tờ rơi bằng tiếng Anh cho người không nói tiếng Nhật. Hội thảo rất dễ hiểu khi có người hướng dẫn bạn qua từng bước cho đến khi bạn có thể nhìn thấy các lớp màu sơn mài lộ ra trên đôi đũa của chính mình. Để tham dự hội thảo trải nghiệm làm đũa này yêu cầu phải đặt trước ít nhất năm ngày. Khi đến Cửa hàng điêu khắc Phật giáo Hashimoto, bạn sẽ được hướng dẫn sáu bước để tự làm ra một đôi đũa sơn mài. Đó sẽ là một trải nghiệm thú vị khi bạn bắt đầu với những chiếc đũa màu đỏ hoặc đen và từ từ dũa các lớp sơn mài xuống cho đến khi các họa tiết lộ ra. Theo truyền thống, đũa màu đỏ dành cho phụ nữ và màu đen dành cho nam giới. Dù chọn màu nào thì đây chắc chắn sẽ là bộ đũa đầy kỷ niệm.

Top