Chùa Ryusen

Chùa Ryusen

Chùa Ryusen là nơi hoàn hảo để thả lỏng tâm trí và cơ thể của mình trong chuyến đi của bạn đến Tỉnh Fukushima. Được xây dựng vào năm 1320, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần thay đổi tên cho đến khi được gọi là Chùa Ryusen. Hội trường chính tuyệt đẹp đã không thay đổi trong khoảng 300 năm sau khi được xây dựng lại do hỏa hoạn vào năm 1758. Ngày nay, ngôi đền tổ chức nhiều sự kiện và có các khung cảnh thú vị cho du khách.

Có rất nhiều điểm tham quan để bạn khám phá tại Ryusen. Bên trong sảnh chính của ngôi đền, bạn có thể thấy một túi vải chứa kho báu của ngôi đền và một báu vật treo trên chiếc hộp hình kiệu treo trên trần nhà. Tài sản Văn hóa quan trọng này cũng chứa nhiều tượng gỗ và đánh dấu một thời kỳ ấn tượng trong lịch sử.

Nếu bạn muốn có một trải nghiệm thiên về cá nhân hơn ở Chùa Ryusen, sao bạn không thử Tập thiền (Zazen) được dạy bởi các nhà sư chùa. Zazen là một trải nghiệm thiền zen ngắn tại Ryusen vào Chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng, cũng như vào các ngày thứ Tư đầu tiên và thứ ba mỗi hàng tháng. Ngồi yên và bình tâm trong 20 phút, gột bỏ đi những suy nghĩ và ham muốn trần tục.

Tốt nhất là bạn nên liên hệ trước để đặt chỗ nếu bạn muốn trải nghiệm Zazen, yoga chùa hoặc học thư pháp tại đây. Thiên nhiên xung quanh chùa Ryusen và không gian yên tĩnh của ngôi chùa  sẽ chào đón bạn và mang đến cho bạn sự thanh bình khó tả..

Vậy nên, hãy rũ bỏ những bận rộn trong cuộc sống thường ngày và đến với Chùa Ryusen để mang lại sự thanh thản tới tâm hồn sâu thẳm bên trong bạn..

Chi tiết địa điểm

Chi tiết địa điểm
Trang webhttps://www.nihonmatsu-dmo.jp/en/plan/culture_7/index.html
Liên hệ

Hiệp hội Du lịch Nihonmatsu (+81) 243-24-5085 nihonmatsu.dmo@gmail.com

(+81) 243-24-5085

nihonmatsu.dmo@gmail.com

Bãi đỗ xe
  • Mùa xuân
1h
Phí vào cửaMiễn phí
Access Details
Cách điNiitaki 1-81, thành phố Nihommatsu, tỉnh Fukushima 964-0003 Xem chỉ đường
Xem đường đi
Cách đi

Bằng ô tô: 10 phút lái xe từ lối ra Nihonmatsu I.C. ra khỏi Cao tốc Tohoku Bằng tàu: 30 phút đi bộ hoặc 10 phút đi taxi từ ga Nihonmatsu (tuyến chính JR Tohoku)

Related trips

Gần đó

The World Glassware Hall
Kinh nghiệm văn hóa

Kami-Kawasaki Washi (Giấy thủ công Nhật Bản sản xuất tại Kami-Kawasaki, Thành phố Nihonmatsu)

Kami-Kawasaki, sản xuất giấy thủ công truyền thống Nhật Bản trong hơn 1,000 năm. "Kami-Kawasaki Washi" (giấy thủ công Nhật) nổi tiếng với lịch sử hơn 1.000 năm hình thành. Nó được đặt tên là "Kami-Kawasakii Washi" bởi có nguồn gốc bắt đầu từ quận Kami-Kawasaki, Thành phố Nihonmatsu. Trong Thời kỳ Heian, nó được gọi là "Michinoku-gami" ("giấy làm ở Michinoku") và đã được sử dụng thường xuyên như giấy shoji (giấy cho cửa trượt). Nhiều người đã bị quyến rũ bởi vẻ đẹp ấm áp và giản dị của Kami-Kawasaki Washi. Dâu tằm giấy, một giống cây được sử dụng để làm ra giấy, cũng được trồng ở nơi đây. Phương pháp truyền thống, từ nuôi trồng các thành phần thô đến làm giấy, vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay. Điều này nhằm đảm bảo giấy thành phẩm có độ ấm sang trọng và tinh tế, đủ dày và bền. Ngày nay, một số dòng sản phẩm như giấy nhuộm, giấy folkcraft và giấy làm thủ công vẫn được sản xuất và tất cả đều được giữ lại kết cấu nguyên bản của loại giấy ngày xưa. Mặc dù nhu cầu cho loại giấy shoji ngày một giảm, nhưng vẫn có các nhu cầu cho các sản phẩm khác như giấy dán tường và giấy bọc đèn bàn. Bằng cách này, Kami-Kawasaki Washi góp một phần nhỏ vào đời sống hàng ngày của chúng ta.

The World Glassware Hall
Sự kiện

Lễ hội Usokae

Tại lễ hội Uso-kae ở Iizaka Onsen, du khách có thể mua những chú chim may mắn làm bằng gỗ được chạm khắc bằng tay có tên là ‘Uso-kae’. ‘Uso-kae’, nghĩa là ‘đảo ngược lời nói dối’. Du khách mua một con chim Uso-kae phải nghĩ đến một 'lời nói dối' - tức là điều mà họ không muốn xảy ra - điều này sẽ được chú chim đổi lại thành lời may mắn để cầu cho rằng điều đó không xảy ra cho tới cuối năm. Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng ‘Tôi sẽ không đỗ kỳ thi trên trường’ khi mua chim và đến cuối năm, con chim sẽ giúp bạn vượt qua được bài thi đó! Đây là một lễ hội địa phương độc đáo và những chú chim Uso-kae được chạm khắc bằng tay cũng là những món quà rất đẹp!

Có thể bạn cũng thích

Đền Takayashiki Inari
Lịch sử & Văn hóa

Đền Takayashiki Inari

Nằm ngay phía đông thành phố Koriyama, đền Takyashiki Inari là một trong những quần thể đền thờ nổi bật nhất của Fukushima. Ngôi đền có hơn một trăm cổng torii màu đỏ xếp theo từng dãy cầu thang dẫn đến tòa nhà đền chính, nơi có cả cổng torii bằng đá cẩm thạch màu xám ở phía sau và một hồ cá koi nhỏ. Một đàn gà của một chuồng gà gần đó đi lại tự do quanh khuôn viên vào ban ngày. Ngôi đền này là đền thờ cáo inari rất đặc biệt nhờ vô số bức tượng cáo, mỗi bức tượng đại diện cho một sứ giả của thần Inari, được cho là vị thần bảo vệ người nông dân trồng lúa.Bạn có thể tham quan miễn phí khuôn viên đền thờ và phóng tầm mắt ra quang cảnh vùng nông thôn đẹp đẽ xung quanh.

Lịch sử & Văn hóa

Cửa hàng Hashimoto Butsugu-Chokoku

 Hashimoto Butsugu-Chokoku Ten (Cửa hàng điêu khắc Phật giáo Hashimoto) đã được xây dựng hơn 160 năm. Tại đây, du khách có thể tham gia vào trải nghiệm độc đáo tự làm cho mình một đôi đũa sơn mài. Với sự hướng dẫn cẩn thận, du khách có thể tự làm cho mình một đôi đũa độc nhất vô nhị. Cơ sở này còn bán nhiều sản phẩm sơn mài mỹ nghệ khác như đồ dùng nhà bếp, đồ sành sứ đến các loại mặt nạ để trang trí hoặc dùng trong các lễ hội. Hội thảo làm đũa với phí tham gia là 2.500 yên/người rất phổ biến với các đoàn khách. Ngay cả trẻ em (từ 12 tuổi trở lên) cũng có thể tự trải nghiệm với sự giám sát của người lớn và sự hướng dẫn của giáo viên. Ngoài ra còn có các tờ rơi bằng tiếng Anh cho người không nói tiếng Nhật. Hội thảo rất dễ hiểu khi có người hướng dẫn bạn qua từng bước cho đến khi bạn có thể nhìn thấy các lớp màu sơn mài lộ ra trên đôi đũa của chính mình. Để tham dự hội thảo trải nghiệm làm đũa này yêu cầu phải đặt trước ít nhất năm ngày. Khi đến Cửa hàng điêu khắc Phật giáo Hashimoto, bạn sẽ được hướng dẫn sáu bước để tự làm ra một đôi đũa sơn mài. Đó sẽ là một trải nghiệm thú vị khi bạn bắt đầu với những chiếc đũa màu đỏ hoặc đen và từ từ dũa các lớp sơn mài xuống cho đến khi các họa tiết lộ ra. Theo truyền thống, đũa màu đỏ dành cho phụ nữ và màu đen dành cho nam giới. Dù chọn màu nào thì đây chắc chắn sẽ là bộ đũa đầy kỷ niệm.

Top