Đồ thủ công Fukushima

Người dân tỉnh Fukushima đầy tự hào về các di sản về nghệ thuật và thủ công truyền thống của họ. Du khách nhớ đừng bỏ lỡ cơ hội mua sắm và tìm hiểu về những món đồ lưu niệm tuyệt vời và hấp dẫn tại Fukushima. Ngoài ra, nhiều địa điểm tại đây cũng có cung cấp các dịch vụ để du khách có thể tự tay làm hoặc thiết kế ra sản phẩm của riêng bạn.

Đồ thủ công

Tsuchiyu Kokeshi Dolls

Búp bê Tsuchiyu Kokeshi

Búp bê Tsuchiyu kokeshi có thể được phân biệt với các búp bê kokeshi khác nhờ kích thước đầu nhỏ hơn và thân hình mảnh khảnh. Chúng có cặp mắt xếch, mũi tròn và miệng nhỏ. Khi bạn xoay cổ của một con búp bê kokeshi, bạn sẽ nghe thấy tiếng kêu nhỏ.

Okiagari Ko-boshi

Okiagari Ko-boshi

Okiagari Ko-boshi là một loại búp bê bằng giấy cao 3cm, được gấp lại cùng lời ước nguyện về một cuộc sống trường thọ và bền bỉ. Những đặc tính này được thể hiện qua chính những con búp bê nhỏ nhắn này. Ngay cả khi bị lật ngã, chúng vẫn tự đứng thẳng dậy, tượng trưng cho câu nói "Cuộc sống đầy ắp những nốt thăng trầm" và "Ngay cả khi đã thất bại, đừng ngại thử lại thêm nhiều lần".

Tại Aizuwakamatsu, người dân có tục lệ mua Okiagari Ko-boshi làm bùa may mắn, giúp mang lại của cải và bình an cho gia đình tại phiên chợ đầu tiên vào năm mới.

Kami-Kawasaki Washi

Kami-Kawasaki Washi

"Kami-Kawasaki Washi" (giấy thủ công Nhật) nổi tiếng với lịch sử hơn 1.000 năm hình thành. Nó được đặt tên là "Kami-Kawasakii Washi" bởi có nguồn gốc bắt đầu từ quận Kami-Kawasaki, Thành phố Nihonmatsu. Trong Thời kỳ Heian, nó được gọi là "Michinoku-gami" ("giấy làm ở Michinoku") và đã được sử dụng thường xuyên như giấy shoji (giấy cho cửa trượt). Nhiều người đã bị quyến rũ bởi vẻ đẹp ấm áp và giản dị của Kami-Kawasaki Washi.

Miharu Koma

Miharu Koma

Miharu-koma là những con ngựa đồ chơi bằng gỗ được làm ở Thị trấn Miharu. Cho tới ngày nay, đây vẫn là món đồ chơi yêu thích của nhiều trẻ em. Những miếng gỗ được chạm khắc tỉ mỉ thành hình một chú ngựa, và sau khi khoác lên những mảng màu đen trắng, chúng vẽ trang trí với các hoa văn màu đỏ, đen và vàng kim. Cuối cùng là gắn chiếc đuôi dài mượt và chúng ta đã có một hoàn phẩm. Những chú ngựa thường có kích thước từ 3 đến 30 cm. Trong khi những chú ngựa nhỏ thường được sử dụng làm bùa may mắn cho trẻ em, những chú ngựa trắng lại thần hộ mệnh cầu mong sống lâu trăm tuổi.

Aizu Lacquerware

Nghệ thuật sơn mài vùng Aizu

Nghệ thuật sơn mài Aizu được sáng chế ra vào năm 1590 khi Gamo-Ujisato, lãnh chúa thời phong kiến của vùng Aizu cho mời nghệ nhân điêu khắc gỗ và nghệ nhân sơn mài từ Hino thuộc Tỉnh Omi (ngày nay được biết đến như là Tỉnh Shiga) đến Aizu theo lệnh của Hideyoshi Toyotomi, để truyền bá kỹ thuật của họ đi khắp đất nước. Kể từ đó, các thế hệ nối tiếp đều nhận được sự khuyến khích từ các lãnh chúa của họ và các nghệ nhân ngày nay không chỉ trú tâm vào chế tác các tác phẩm nghệ thuật mà còn tạo ra hàng loạt các đồ dùng hàng ngày như đồ dùng trên bàn ăn, bình hoa, dụng cụ viết chữ, ấm pha trà, và các dụng cụ trên bàn thờ Phật. Có thể hiểu rằng, giờ đây, sơn mài Aizu đã trở thành một trong những cái tên sáng giá trong làng nghề thủ công Nhật Bản.

Akabeko

Akabeko


Những chú bò đỏ Akabeko rất dễ được nhận biết nhờ cái đầu nhấp nhô, thân thiện của chúng. Akabeko thường được làm từ giấy papier-mâché. Chúng được cho là mang lại may mắn và sức mạnh và là món đồ thủ công rất phổ biến ở khu vực Aizu. Đọc thêm về lịch sử của chú bò dễ thương này tại đây.

Shirakawa Daruma

Shirakawa Daruma


Được sản xuất tại thành phố Shirakawa từ thời Edo, Shirakawa Daruma được trang trí bằng các biểu tượng may mắn: lông mày chim hạc, bộ ria mép hình hai con rùa, bộ râu được vẽ theo hình cành tre hoặc cành thông. Theo truyền thống, khi đặt ra một mục tiêu cần hướng đến, người ta sẽ vẽ một bên mắt của chúng. Con mắt còn lại chỉ được hoàn thành sau khi người đó đạt được mục tiêu đề ra.

Aizu Painted Candles

Nến sơn Aizu


Nến sơn Aizu được gia công tại vùng Aizu trong hơn 500 năm qua, và thường được trang trí bằng tay với các thiết kế hoa lá. Aizu từng là nhà sản xuất cây sơn mài lớn của vùng. Nhựa của cây là chất liệu cần thiết để làm sơn mài, và những quả mọng còn sót lại sẽ được sử dụng để làm sáp nến, và được trang trí như một 'erosoku' ('nến sơn'). Một lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng Hai để kỷ niệm truyền thống lịch sử của loại nghề truyền thống này.

Soma Yaki

Obori Somayaki


Obori Somayaki là tên gọi của món đồ sứ được sản xuất ở thị trấn Namie (trước đây gọi là làng Obori) trên bờ biển tỉnh Fukushima. Obori Somayaki ban đầu được sản xuất bởi các gia đình nông dân thời Edo để có thêm thu nhập. Nó được biết đến với những vết nứt màu xanh lam đặc biệt và họa tiết 'ngựa chạy'.
Vào thời hoàng kim, có hơn 100 nhà sản xuất Obori Somayaki. Sau thảm họa tháng 3 năm 2011, nhiều lò đã buộc phải đóng cửa hoặc di dời, giảm số lượng lò hiện tại xuống còn 10 lò.

Xem thêm

Top